Monday, January 27, 2014

• HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG, TÊN TỘI PHẠM DIỆT CHỦNG - HỒ CÔNG TÂM

trích BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG, (trang 106- 113) của Tác Giả LIÊN THÀNH


Gần đây, qua một hai bài phỏng vấn Hoàng Phủ Ngọc Tường - Y đã chối bỏ hành động giết người tại Huế trong dịp Tết Mậu Thân. Biện minh cho chuyện này, y nói không hề nhúng tay vào vụ tàn sát trên, vì thời gian đó y đang nằm trong hầm trú ẩn tại vùng Khe Trái, phía Tây thuộc quận Hương Trà, có nhân chứng đã thấy y ở vùng trên.


 

Với tư cách là một học trò nói với thầy cũ, và với tư cách của một cựu Chỉ huy truởng Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Thừa Thiên- Huế, tôi phải nói rõ trường hợp này với cá nhân vị thầy cũ của tôi, giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tường, và nói với một đảng viên Cộng Sản, Tổng thư ký của lực lượng Liên Minh, Dân Tộc, Dân chủ, Hoà Bình, một tổ chức của Bộ Chính trị đảng Cộng sản khai sinh trong Tết Mậu Thân 1968 tại Huế, và cuối cùng nói với một tên sát nhân, một tên tộâi phạm diệt chủng Hoàng Phủ Ngọc Tường, thủ phạm của những vụ tàn sát, giết hại hằng trăm, hằng ngàn đồng bào vô tội, không những tại toà án nhân dân ở Bãi Dâu và nhiều nơi khác, tại thành phố Huế trong Tết Mậu Thân 1968.

Thưa thầy, tôi là Liên Thành, học trò cũ của thầy môn Việt văn, lớp đệ nhị B2, trường Quốc học Huế, niên khoá 1957-1958. Phải thành thật thưa với thầy, không những tôi, mà tất cả đám bạn học cùng lớp, mặc dầu đều là những tay trốn học, bỏ lớp, các môn Anh văn, Vạn vật, nhưng đối với môn Việt văn do thầy dạy thì không bao giờ, bởi lẽ không một thầy nào dạy môn Việt văn hay bằng thầy, tôi còn nhớ thầy vào lớp dạy, với mái tóc dài bồng bềnh, khuôn mặt hiền từ, đúng là một thi sĩ hơn là một ông thầy giáo, không sách, không vở, không tài liệu cầm tay, cả lớp ngồi im lặng, và thầy đã nói cả tiếng đồng hồ về văn chương, chữ nghiõa, thơ phú, từ điển tích xa xưa, đến những bài thơ cổ. Ngoài ra, thầy còn giảng dạy cho chúng tôi những lẽ phải, trái, tư cách làm người, đạo đức, và tấm lòng nhân hậu thương yêu mọi người.......

Rồi thời gian qua nhanh, đất nước không còn có được những ngày thanh bình, những người cộng sản Miền Bắc phát động cuộc chiến xâm lăng miền Nam, chúng tôi những thằng học trò cũ của thầy, đã xếp sách vở, xông vào cuộc chiến. Từ những chốn xa xôi, nếu có tình cờ gặp nhau, chúng tôi thường nhắc lại những kỷ niệm khó quên của thuở học trò tại trường Quốc học, bao giờ chúng tôi cũng nhắc đến thầy.

Thế nhưng định mệnh trớ trêu, bẵng đi vài năm, khi tôi từ đơn vị tác chiến về Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế, vào tháng 6 năm 1966, đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng ty Cảnh Sát Đặc Biệt, để dẹp loạn miền Trung, hai người tôi phải đối đầu là thầy, và thằng bạn học cũ từ thuở xa xưa vào năm lớp nhì, lớp nhất tại trường tiểu học Nam Giao và những năm kế tiếp tại trường Quốc Học, đó là Nguyễn Đắc Xuân. [Nguyễn Đắc Xuân sinh năm 1937 tại Huế, nhưng trên giấy tờ khai sanh là 1943, hắn gốc Quảng Nam. Thuở nhỏ học trường Tiểu học Nam Giao, gần chùa Từ Đàm, Xuân và tôi cùng học với hai Thầy là, thầy Bút và thầy Liên. Nhà Nguyễn Đắc Xuân ở cuối dốc Bến Ngự, nhà tôi ở đỉnh dốc Bến Ngự, cạnh chùa Từ Đàm. Nguyễn Đắc Xuân cựu học sinh Quốc Học 1956-1961, sinh viên Văn khoa và Đại học Sư phạm 1961-1966, ban Sử địa].

Trong hồ sơ cá nhân của thầy và của Nguyễn Đắc Xuân, cả hai đều hoạt động trong ban Trí vận của cơ quan Thành ủy Huế, trực thuộc Thành ủy viên Hoàng Kim Loan. Cả hai đều là những tay tranh đấu rường cột của Phong trào Tranh đấu Phật Giáo miền Trung của ông Trí Quang, từ tháng 3 năm 1963.

Thưa thầy, đã có điều gì làm cho thầy bất mãn trong đời sống hằng ngày, để thầy phải biến đổi từ một ông thầy giáo được học trò kính mến, từ một người trí thức đúng nghiõa, từ một đời sống sung túc của một người dân miền Nam, và từ một đời sống tình cảm tốt đẹp với người tình là Tôn Nữ Bãng Lãng, đã biến thầy thành một tên cộng sản, và nhất là cái gì đã làm cho thầy từ một người bản chất hiền lành, nhơn hậu, thành một tên ác quỷ giết người không gớm tay, say máu người còn hơn quỷ dữ. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra trong đám chúng tôi, những người học trò cũ ngày xưa của thầy tại trường Quốc Học, và câu trả lời hợp lý là:

- Có lẽ sau này thầy bị bệnh “thần kinh thương nhớ” căn bệnh đã biến đổi thầy, khiến thầy mù quáng, say mê chủ nghĩa Cộng Sản, phải vậy không?
Thưa thầy, chắc hẳn thầy không bao giờ quên, sau 1975 tại Huế, trong một buổi trà dư tửu hậu, tại nhà người bạn, rất đông bạn bè của thầy tham dự, một trong những người bạn thân của thầy là Giáo sư Bửu Ý, cũng là thầy dạy Pháp văn của chúng tôi năm Đệ nhất B5, đã chỉ vào mặt thầy với câu nói thật nặng lời ( Tôi xin lỗi độc giả phải nói lại nguyên văn lời thầy Bửu Ý nói với Hoàng Phủ Ngọc Tường):

-''Tường, mi là một thằng trí thức sắt máu, hèn hạ, giờ này mi chưa sáng mắt, còn chạy theo liếm đít Đảng nữa hay sao''.

Thưa thầy, thầy đã khôn một thời và dại một đời. Có lẽ mộng ước của một kẻ trí thức như thầy muốn lưu một cái gì đẹp đẽ cho đời sau về mình, về giòng họ mình, nhưng thầy và em thầy đã lưu lại cho hậu thế những nguyền rủa, phỉ nhổ vào cá nhân thầy và giòng họ Hoàng Phủ của thầy, mãi mãi mang tiếng ô nhục, xấu xa, và kinh tởm của mọi người dân Huế, mỗi khi nhắc tới anh em thầy.


Thưa thầy, dân chúng làng La Khê, quận Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị nơi nguyên quán của thầy, họ đã từng hãnh diện là làng La Khê đã cĩ được một dịng họ Hồng Phủ, khi mà vào năm 1882 Henri Riviere hạ thành Hà Nội lần thứ hai, Tổng Đốc Hồng Diệu thắt cổ tự vẫn vì khơng giữ được thành, phụ tá cho Tổng Đốc Hồng Diệu là Tuần Vũ Hồng Hữu Xứng đã tuyệt thực để tạ tội với Vua, và tạ lỗi với đồng bào vì đã khơng làm trịn nhiệm vụ Vua giao phĩ, và ơng chỉ ngưng tuỵệt thực khi Khâm sai Đại thần Trần Đình Túc mang Chiếu chỉ của Vua Tự Đức ra Hà Nội bảo Tuần Vũ Hịang Hữu Xứng phải ngưng tuyệt thực.

Thưa thầy, thầy cĩ biết Tuần vũ Hồng Hữu xứng là ai khơng? xin thưa, đĩ là cố nội của hai anh em Hồng Phủ Ngọc Tường, Hồng Phủ Ngọc Phan. Vậy thì tại sao và nở lịng nào hai anh em thầy lại bơi đen tên tuổi của quan Tuần Vũ Hồng Hữu Xúng, để đến nỗi sau Mậu Thân 1968 các vị bơ lão của làng La Khê vì quá hổ thẹn hành động sát hại đồng bào Huế do hai anh em thầy gây ra, họ đã buột miệng nĩi rằng:

Thĩi đời “Hổ phụ sinh hổ tử” sao lại cĩ chuyện nghịch đời “Hổ phụ sinh cẩu tử”.
Bốn mươi năm đã trôi qua, hằng năm mỗi lần Tết đến, khi nhắc đến cuộc tàn sát kinh hoàng do thầy và em ruột của thầy là Hoàng Phủ Ngọc Phan, đã gây tang tóc đau thương cho 5327 gia đình dân lành vô tội tại Huế, không một ai không kinh tởm, và không nguyền rủa Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan.

Như vậy là ơn đoạn, nghĩa tuyệt, từ tháng 6/1966, chúng ta không còn giữ tình thầy trò. Biên giới đã được phân định, ông và Nguyễn Đắc Xuân thuộc về bờ Bắc, và tôi thuộc về bờ Nam của giòng sông chia đôi đất nước tại vỹ tuyến 17.

Tôi đã bố trí trận đồ chặt chẽ để bắt ông, và Nguyễn Đắc Xuân. Tôi nhớ rõ, đêm thầy thĩat lên mật khu, thầy đã từ nhà tên Chính cơ sở nội thành ở đầu cầu Phủ Cam, trên đường Phan Chu Trinh thuộc Quận III thị xã Huế, qua bên kia cầu Phủ Cam ăn cơm tối với Trịnh Cơng Sơn tại nhà của y, và sau đĩ đã cĩ chiếc xe hơi màu trắng của bà Tuần Chi do tài xế là Ơng Lê Cảnh Đạm đến đĩn thầy đưa thầy lên chùa Linh Mụ rồi từ đĩ thầy băng qua ngã Văn Thánh, Long Hồ, Ngọc Hồ, vuợt nguồn tà sơng Huơng để đến Mật khu sau lưng núi Kim Phụng tức núi Chuối thuộc quận Nam Hịa, phải vậy khơng thầy.

Tơi đã vấp phải một sai lầm trầm trọng để phải ân hận suốt đời là đặt tình cảm cá nhân khơng ðúng chỗ trong vụ vây bắt thầy. Nếu hơm đĩ tơi đích thân chỉ huy lực luợng Cảnh Sát Đặc biệt vây bắt thầy chắc chắn là khơng tài nào thầy cĩ thể chạy thĩat được, nhưng vì đĩ là thời điểm tháng 6/19966 mặc dầu thầy trị mình đã là đối nghịch, thầy là cơ sở trí thức vận nội thành của Việt Cộng cịn tơi là phĩ Trưởng ty CSĐB, cầm đầu cơ quan An ninh tình báo của Chính phủ VNCH tại Thừa Thiên-Huế, nhưng thầy vẫn chưa là Hịang Phủ Ngọc Tường một tên đồ tể khát máu, sát hại dân lành khơng nuơng tay của Tết Mậu Thân 1968, vì thế mà trong lịng tơi vẫn cịn nghĩ đến tình nghĩa thầy trị, khơng muốn tự mình ra tay, mặt đối mặt thật là ngượng ngùng, trị đi bắt thầy sao?

Vì thế tơi giao việc nầy cho viên phụ tá Đặc biệt của tơi. Anh ta và đám nhân viên của anh ta vì khinh địch, chủ quan, nên ông đã trốn khỏi thành phố chạy lên mật khu vào tháng 6-66 và Nguyễn Đắc Xuân vào tháng 7-66. Để rồi Mậu Thân 1968, ông và Nguyễn Đắc Xuân trở vào thành phố Huế gây oan nghiệt, điêu linh, tang tóc cho hằng ngàn dân chúng vô tội.


Và tiếp theo đây là những gì của cựu Chỉ Huy Trưởng CSQG/Thừa Thiên-Huế, Thiếu tá Liên Thành nói chuyện với Hoàng Phủ Ngọc Tường, tên sát nhân đã giết hại quá nhiều đồng bào Huế vào Tết Mâu Thân.

Bằng vào một số chứng cớ rõ ràng, minh bạch, tôi xác nhận Hoàng Phủ Ngọc Tường là người chủ tọa phiên toà án Nhân Dân, của chính quyền Cách Mạng, và ra lệnh sát hại 204 người tại trường học Gia Hội thuộc Quận II, thị xã Huế trong Tết Mậu Thân 1968 .

Lời khai của một số thân nhân đã bị Hoàng Phủ Ngọc Tường giết hại tại Trường Gia Hội :

Sau Mậu Thân, tức sau ngày 26 tháng 2 năm 1968, quân lực VNCH tái chiếm Huế hoàn toàn, Việt côïng đã tháo chạy, tình hình Huế ổn định dần. Tôi cho lệnh các toán tình báo tiếp xúc với một số thân nhân các nạn nhân đã bị Việt cộng sát hại, trong đó có vùng trường học Gia Hội. Mục đích là cập nhật thêm tin tức, bằng chứng, xác nhận danh tánh những tên Việt côïng nằm vùng đã nhúng tay vào các vụ sát hại đồng bào, để truy bắt vô hiệu hoá bọn chúng. Những điều chúng tôi thu thập được :

1- Hơn một trăm lời khai thân nhân của nạn nhân tại trường học Gia Hội đều nói rõ khi thân nhân họ bị bắt dẫn đến trường Gia Hội, họ có đi theo và hiện diện trong phiên toà án Nhân dân tại đó.

Mộât số xác nhận người ngồi xử tội thân nhân họ là ông giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tường, họ đã biết mặt trong thời gian Phật giáo tranh đấu năm 1966. Một số khác diễn tả nhân dạng và cũng đều xác nhận bên phía cằm của người ngồi xử thân nhân họ có một nốt ruồi khá lớn, nghe đâu ông ta tên Tường, nguyên thầy dạy học tại trường Quốc học trước đây.

2- Đặc biệt là lời khai của một quả phụ, vợ của một Chuẩn úy thuộc sư Đoàn I BB, theo bà ta, khi chồng bị bắt dẫn đến trường Gia Hội, bà ta đem thức ăn và áo quần đến cho cho chồng, người chồng có nói với bà ta: ''Em đừng lo, người ngồi xử trên đó là thầy cũ của anh, thầy Tường dạy anh ở trường Quốc Học''.

3- Bửu Chỉ, một sinh viên tranh đấu nổi tiếng tại Huế, một cơ sở quan trọng của Thành ủy viên Hoàng Kim Loan, nằm vùng tại Huế, đã bị lực lượng CSQG Thừa Thiên-Huế bắt trong chiến dịch Bình Minh vào mùa hè 1972, chính Bửu Chỉ khai và xác nhận Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì phiên toà án nhân dân tại trường Gia Hội năm Mậu Thân.

Sau 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phải sống trong những ngày khổ nhục, căm hờn, khi nhìn thấy thằng đồng chí nhỏ của mình là Bửu Chỉ đang ngủ với nữ đồng chí Lâm thị Mỹ Dạ người vợ thân yêu của mình.........

4- Trưởng toán Tình báo của phòng CSĐB thuộc khu vực Quận II, Thiếu úy Trọng, trong bản báo cáo về BCH Tỉnh sau Tết Mậu Thân cũng đã phúc trình Hoàng Phủ Ngọc Tường là người ngồi ghế ông toà, xử tử hình 204 đồng bào tại trường học Gia Hội.

5- Và cuối cùng là lời khai của Thành ủy viên Việt cộng Hoàng Kim Loan, bị chúng tôi bắt vào mùa hè 1972 khai rằng chính y, và thành uỷ viên Hoàng Lanh đề cử Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì phiên toà án Nhân dân tại trường Gia Hội vào năm Mậu Thân 1968. Cũng chính y và Hoàng Lanh có mặt trong phiên xử đó.

6- Trong cuốn hồi ký “Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyển tập”, do nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2002, công ty văn hóa Phương Nam phát hành tại TPHCM. Chính Hoàng Phủ Ngọc Tường đã xác nhận y ở trong Ban Tham Mưu cánh Bắc sông Hương. Mặt trận này tức là vùng Quận 1 và Quận 2 Thành phố Huế .

Tôi nghĩ cũng đã quá đủ để có thể nói Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt tại Huế trong suốt thời gian Mậu Thân, Hoàng Phủ Ngọc Tường là thủ phạm của 204 nạn nhân tại trường Gia Hội, và nhiều nơi khác trong thành phố Huế .

Gần đây sau loạt bài chối tội của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có nhiều người tại hải ngoại đã vội tin ngay và cho rằng có lẽ Hoàng Phủ Ngọc Tường không có mặt và không nhúng tay vào vụ tàn sát đồng bào Huế.

Dù hắn có chối bay, chối biến đi chăng nữa, thì sự thực vẫn là sự thực – Chính hắn và các “đồng chí” thân cận với hắn phải biết – Chúng tôi chỉ muốn trưng ra những bằng cớ để quý vị nhận định mà thôi – Việc xét đoán đã có đấng thiêng liêng quyết định, những oan hồn của dân lành vô tội chắc cũng không để hắn yên.

Giờ đây với bệnh tật, phải ngồi xe lăn, và cõi chết đã gần kề, Hoàng Phủ Ngọc Tường không thể chối tội với lương tâm của mình, cũng không thể quên được những ngày bi thảm của cuộc tàn sát ghê rợn, đẫm máu do chính y gây ra cho đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968, trong phần đời ngắn ngủi còn lại, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sống trong những chuỗi ngày sợ hãi, sợ hồn ma bóng quế, sợ oan hồn, ẩn hiện, của những kẻ đã bị Hoàng Phủ Ngọc Tường thảm sát 40 năm trước, bởi thế cho nên:

Những chiều Bến Ngự dâng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang.

Hoặc là :
Nợ người một khối u sầu
Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi ......
(Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Hoàng Phủ Ngọc Tường! Không có người sống để ông “Tôi ra mở cửa đón người” mà chỉ là những người chết, là oan hồn của những dân lành vô tội đã bị ông sát hại. Kiếp luân hồi cũng không có đối với ông, vì nghiệp chướng mà ông gây ra đã quá nặng – Vậy thì đừng hy vọng gì để “Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi ” .....

trích "BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG" (trang 106 - 113)
của tác giả Liên Thành 
Bài thơ CẢM ƠN LIÊN THÀNH,
tác giả thiên hồi ký "Biến Động Miền Trung"

Liên Thành, qua "Biến Động Miền Trung"
Sau Tết Mậu Thân thật hãi hùng:
Hoàng Phủ Ngọc Tường, tên chánh phạm!
Trí Quang, Đôn Hậu, kẻ a tòng!
Tội đồ diệt chủng gieo tang tóc,
Dân chúng hàm oan chết não nùng!
Sự thật phơi bày ra ánh sáng
Chỉ tên, vạch mặt lũ nằm vùng!

November 14, 2009
HỒ CÔNG TÂM


No comments:

Post a Comment