Saturday, January 25, 2014

• Đòn đánh nhá của Tướng Giáp by Square1




Image

Xin gởi đến thôn Danlambao tập 1 của 3 video về Mậu Thân. Trước, square1 đã dịch và đăng trong blog của mình, nhưng ngay sau đó bị... ai đó, chắc là "người quen" vào phá, làm mất đường link, không thể xem được nữa. Nay square1 dịch lại, xin gửi đến các bạn trong thôn Danlambao để biết thế giới biết gì về tết Mậu Thân.

Thế giới biết gì về Tết Mậu Thân?
Chúng ta đã nghe Trịnh công Sơn hát về những xác người của Huế.

Chiều đi qua Bãi Dâu
Hát trên những xác người
Tôi đã thấy
Tôi đã thấy
Những xác người... những xác người...

Chúng ta đã quấn khăn tang ngang trán 
mà đọc Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca.
Chúng ta đã nghe người Miền Nam kể về sự tàn độc
đối với người Miền Nam của những người tự xưng 
là họ đi giải phóng Miền Nam.

Và chúng ta cũng đã nghe những người cộng sản phân trần rằng:
nào phải thế!


Tội ác ngập trời như thế thì phải là do bọn khát máu người,
bọn man bọn rợ, bọn ma bọn quỷ, bọn Mỹ bọn Ngụy hay là
bọn người... ngoài hành tinh nào đấy gây ra...
chứ nào phải bọn việt cộng chúng tôi!
Không tin thì cứ đi hỏi "một số hãng thông tấn nước ngoài 
và các nhà báo độc lập" thì biết liền,
hay là xem phim Mậu Thân 1968 mà chúng tôi mới làm thì cũng được!

Thế còn người Mỹ sẽ nói gì về Tết Mậu Thân?
Họ là một trong những thành phần tham chiến.
Họ có mặt trong hầu hết những cuộc đụng độ Mậu Thân.
Họ đã tham dự. Họ là nhân chứng.
Họ cũng biết kể chuyện. Họ cũng biết viết sử.
Họ sẽ kể gì cho thế giới nghe về Tết Mậu Thân?


Mậu Thân: Đòn đánh nhá của Tướng Giáp


Ghi chú: 
1. Để con chuột vào đáy video để hiện ra khung ngang, bấm vào chữ CC (captions) ở đáy video để xem tiếng Việt. 

2. Hai bố con, ông Peter Snow, và con trai Dan Snow, người thực hiện video này, cùng làm thông tín viên cho BBC, chuyên về lịch sử, họ cùng đạt được nhiều giải thưởng trong ngành. Ông Peter cộng tác với đài BBC từ năm 1979. Dan Snow đã có lúc làm Tây balô lội bộ sang Việ tNam để nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam và đi "thực tế" địa đạo Củ Chi ở Tây Ninh. Họ viết nhiều sách, và làm các phim tài liệu về lịch sử rất có giá trị. 

Video được phát trên đài BBC, có nghĩa là bất kỳ ai trên thế giới có cái máy truyền hình,
hay cái máy vi tính, cũng đều coi được.

3. Đón coi Mậu Thân 2 : Độc chiêu của Bác. (sẽ gởi đến Dân làm Báo trong vài ngày tới).



Image

Hỏi: sao lại kêu là tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân?
Tổng tấn công thì đã rõ, 
với hơn 80.000 quân miền Bắc xách súng AK vào bắn miền Nam.
Nhưng còn tổng nổi dậy?
Dân miền Nam sẽ nổi dây chống miền Nam thiệt sao?

Đáp: à... đây là mưu trí đỉnh cao chớ chẳng phải chơi.
Vì khi quân giải phóng tràn vào miền Nam,
thì dân miền Nam sẽ lật đật... vùng lên, nổi dậy, giết hết Ngụy, giết hết Mỹ.
Sẽ giết, giết nữa, bàn tay không ngừng nghỉ.

Ông Hai Cần Giuộc sẽ nổi dậy, xách dao mà chém bà Tư Cần Giờ, 
vì bả có tới 3 thằng con làm lính Ngụy.
Cô Ba Châu Đốc sẽ nổi dậy, xách búa mà đập bể đầu Bà Sáu Long Xuyên, 
vì bả có con làm lớn trong đám Ngụy quyền,
Cô Tư Long An sẽ nổi dậy, xả súng mà bắn cô Năm Long Khánh
vì cổ sắp lấy chồng làm lính Ngụy, mai mốt lại đẻ ra thêm nhiều Ngụy!

Hay, hay... thiệt là mưu trí đỉnh cao!
Xét cho cùng, giết Ngụy sao cho bằng giết má... Ngụy?
Hèn chi mà trước giờ người ta kêu Bác Hồ là dzĩ đại! 



Ghi chú:
1- Tiệm sửa xe này nằm trên đường Phan Thanh Giản. 19 đặc công Việt cộng thuộc Lực lượng Đặc Công C-10 tụ tập ở đây để chuẩn bị tấn công. Ngoài xe riêng, họ còn dùng cả vài xe taxi để chạy đến Tòa Đại Sứ.

2- Người cầm đầu của toán đặc công này là Bẩy Tuyển và Út Nhỏ, chết trận ngay khi chui vào Tòa Đại Sứ.
2- Đất nơi các Tòa Đại sứ tọa lạc được coi như lãnh địa của quốc gia mà Tòa Đại sứ đó đại diện. 
Hàng rào tòa Đại sứ là biên giới. Tấn công vào Tòa Đại sứ là tấn công vào nước họ. Người Mỹ choáng vì lẽ đó.

Chiến tranh Việt Nam là chiến tranh đầu tiên được truyền hình Mỹ theo dõi và chiếu trên TV. Lần đầu tiên, người ta được thấy hình ảnh thật của chiến tranh trong phần tin tức.

3- Bộ chỉ huy của Sư Đoàn 1 Bộ Binh.
4- Cầu Nguyễn Hoàng là tên cũ của cầu Trường Tiền.

* Xin đón xem Mậu Thân 3: Người Việt gốc thuyền nhân




Đây là Mậu Thân 3.
Bạn sẽ không thấy một thuyền nhân nào trong này cả.
Và bạn cũng không thấy xác square1, nằm úp mặt,
đầu bị đập vỡ, tay bị trói ngoặt sau lưng bằng dây kẽm gai, 
da thịt rữa, nằm lẫn lộn với vài ngàn thi thể khác,
trong những mồ tập thể của Huế Mậu Thân.

Bạn không thấy được đâu.
Vì ngoài xác cư dân Huế, nơi đấy chỉ chôn 8 năm thanh xuân của square1.
Nơi đấy cũng là mồ chôn 8 năm tuổi trẻ, hay nhiều hơn, 
của chừng nửa triệu thanh niên miền Bắc,
những thanh niên, thiếu nữ đã cùng với Bác hành quân, 
đã xẻ dọc Trường Sơn, giải phóng Miền Nam, giải phóng Huế.
Giải phóng square1.

Bạn sẽ không thấy gì nhiều đâu.
Vì không mấy ai quay được video cảnh thanh xuân của mình bị kết án tử hình,
Cũng không mấy ai quay video mình đi tử hình người khác.
Rồi xô xuống hố. 
Như ở Huế.

Xây được nấm mồ tập thể ở Huế Mậu Thân, là công của Bác.
Nơi xác 8 năm thanh xuân của square1 nằm lại.

Bạn cũng sẽ không thấy cảnh square1 vượt biên.
Bạn sẽ không thấy square1 làm thuyền nhân, hay lên máy bay.
Nhưng bạn biết được một điều, 
người Việt như square1 nay có mặt khắp nơi trên thế giới.
Đó là nhờ công lao của Bác. 

Ghi chú:

1- Tướng Nguyễn ngọc Loan xử tử 1 Việt cộng bị bắt ở Sài Gòn. Ngay lúc đó, phóng viên chiến trường Eddie Adams chụp 1 tấm hình. Đây là bức hình đã giúp Eddie Adams được giải Pulitzer, giải thưởng lớn của Mỹ về những thành tựu trong ngành báo chí. Bức hình này đã góp phần làm mất miền Nam. Đã giết 1 ông Tướng và đã làm chính tác giả vô cùng ân hận. 

Tấm hình đã làm dân Mỹ và cả thế giới mất thiện cảm với cuộc chiến ở Việt Nam. Tấm hình này cho thấy thực tế tàn khốc của "...a very uncivil civil war". (đây là cách chơi chữ của người Mỹ, square1 không muốn dịch sang tiếng Việt. Nếu ráng mà dịch sang tiếng Việt, thì nghe cũng sẽ rất... đau lòng). 

2- Walter Cronkite, mất năm 2009, đã nổi danh từ thời làm phóng viên chiến trường trong Thế Chiến thứ 2, được người Mỹ coi là "người đáng tin nhất nước Mỹ", "the most trusted man in America".

Làm bình luận viên cho Đài truyền hình CBS, lời nhận định về chiến tranh Việt Nam của ông trên TV, sau chuyến sang khảo sát trận địa miền Nam, được xem là nhận định chung của đa số dân chúng Mỹ.

Sau khi nghe Cronkite nói trên TV, Tổng thống Johnson đã nói rằng: "If I've lost Cronkite, I've lost middle America". "Nếu tôi mất lòng tin của Cronkite, tôi đã để mất lòng tin của giới trung lưu Mỹ" - hơn 60% dân Mỹ.

3- Nếu bạn đã xem những video này, xin để lại comment, để square1 rút kinh nghiệm cho video tới: Tháng Tư Đen.


No comments:

Post a Comment